Làm sao để trị viêm họng hiệu quả?
Viêm họng là một trong những bệnh phổ biến nhiều người mắc phải trong mùa lạnh. Nhưng bạn đã biết cách chữa trị bệnh này hiệu quả nhất chưa?

Dị ứng, thời tiết hanh khô và ô nhiễm ngoài trời, cũng như một số bệnh như cảm, cúm, sởi, thuỷ đậu, bệnh bạch cầu đơn nhân (mononucleosis là một bệnh nhiễm trùng gây sốt siêu vi, đau họng, nổi hạch, đặc biệt ở cổ), viêm thanh khí phế quản (croup) đều có thể gây viêm họng. Những bệnh này đều do virus gây ra, do đó, sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị.

Viêm nhiễm do vi khuẩn chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các trường hợp viêm họng, bao gồm những trường hợp liên quan tới viêm họng liên cầu khuẩn (streptococcus), ho gà và bạch hầu. Phần lớn bác sĩ sẽ khuyên rằng, chỉ nên lập tức tới bệnh viên trong trường hợp viêm họng nặng đi kèm sốt hoặc khi amiđan bị sưng, gây nghẽn họng.

Làm sao để trị viêm họng hiệu quả? - Ảnh 1.

Ngoài ra, các yếu tố khác như thay đổi thời tiết, lạnh, ẩm, bụi; hít phải khói thuốc lá; uống rượu... cũng dễ gây viêm họng.

Khi bị viêm họng, người bệnh thường có các biểu hiện chính như là đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu hoặc kèm theo các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ...

Một số biện pháp chữa viêm họng

Nguyên tắc điều trị viêm họng phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp nguyên nhân là do vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì bệnh có thể điều trị bằng kháng sinh với liều lượng thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tính động học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và người nhà.

Làm sao để trị viêm họng hiệu quả? - Ảnh 2.

Ngoài ra, bạn có thể chữa viêm họng theo một số biện pháp sau:

- Dùng thuốc chống viêm: Những loại thuốc này giúp giảm đau và chống viêm, vì vậy chúng sẽ làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn và giảm sưng họng. Nếu bạn bị sốt do viêm họng thì cũng có thể dùng thuốc. Để cẩn thận hơn thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.

- Súc miệng nước muối: Theo Đại học Connecticut, súc miệng bằng nước muối âm có thể làm dịu viêm họng và phá vỡ chất dịch đờm. Nó cũng giúp diệt vi khuẩn trong họng. Pha dung dịch súc miệng nước muối với 1/2 thìa cà phê muối và một ly nước ấm sẽ làm sạch họng và giảm sưng họng. Nên súc miệng khoảng 3 giờ mỗi lần.

- Ăn súp gà: Hàm lượng cao natri trong súp gà có đặc tính kháng viêm nên ăn súp gà cũng giúp bạn nhanh chóng cảm thấy khỏe hơn.

- Uống nước: Nước rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh và cổ họng bị kích thích hoặc bị viêm. Uống nước sẽ giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh.

- Uống trà: Một tách trà thảo dược ấm có thể ngay lập tức làm dịu cổ họng bị đau. Trà thảo dược có chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng. Trà bạc hà là một lựa chọn tuyệt vời dành cho người bị viêm họng. Bạc hà có chứa thành phần kháng viêm, kháng khuẩn và kháng virus, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Để có hiệu quả nhanh hơn, bạn có thể thêm một muỗng cà phê mật ong vì mật ong cũng có tính kháng viêm rất tốt.

Làm sao để trị viêm họng hiệu quả? - Ảnh 3.

Biện pháp phòng ngừa viêm họng

Để phòng ngừa viêm họng trong mùa lạnh, trước hết bạn cần hạn chế nói chuyện trực tiếp với những người bị ốm do mắc bệnh viêm nhiễm như cúm hay viêm họng liên cầu khuẩn. Ngoài ra, lưu ý những điều sau cũng sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả hơn:

- Giữ ấm cơ thể: Tránh để cơ thể bị cảm lạnh sẽ gây ra viêm nhiễm các xoang và viêm họng. Nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ uống, tránh ăn uống đồ ăn lạnh.

- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng của cơ thể: Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin C nhiều hơn.

Làm sao để trị viêm họng hiệu quả? - Ảnh 4.

- Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống vệ sinh đã giảm thiểu cơ hội tiếp xúc với vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Rửa tay hàng ngày với nước sạch và xà phòng. Không ăn thức ăn ôi thiu hoặc có dấu hiệu bị hỏng.

- Vệ sinh răng miệng, súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm...

- Nếu bị viêm họng dẫn đến sốt thì cần dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Tránh các đồ ăn nhiều gia vị hay chứa nhiều axit và không lại gần các nguồn gây khói như thuốc lá, chất hoá học vì chúng có thể gây viêm.

Tin Mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 30
  • Hôm nay: 515
  • Trong tuần: 2 750
  • Tất cả: 242443
2015 © Trường Tiểu Học Tân Phú C
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Đào Thị Thuyên
Địa chỉ: Phường Tân Phú - Thành phố Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Thiết kế bởi VNPT Bình Phước